Đồ nghề đi lặn của cô dzáo có gì?

  • Home
  • /
  • Blog
  • /
  • Đồ nghề đi lặn của cô dzáo có gì?
Ngày đăng: Tháng 7 7, 2021
Tác giả: vietdivers

Không dưới một lần, hẳn bạn lặn đã từng có suy nghĩ khi nhìn thấy hình ảnh một HLV hay hướng dẫn lặn của bạn xách túi gear lặn: “Họ dùng đồ lặn gì nhỉ?” hay “Đồ gì mà nhiều thế nhỉ?”. Hôm nay bọn mình khám phá thử túi đồ gear lặn của một HLV bên bọn mình có gì nha!!!

HLV lặn biển Trần Ngọc Anh khi mờ túi đồ nghề đi lặn
  1. Áo rash-guard: đây là một loại áo chống nắng, loại dành cho thể thao dưới nước. Áo chất liệu Lycra chống nắng, ôm dáng sát người vừa giúp chống nắng và giữ ấm phần thân, áo chuyên cho các trò giả trí dưới nước nên dễ có màu sắc tươi tắn và thoair mái trong vận động.

  2. Kéo cắt lưới: đây là một phụ kiện khá cần thiết trong bối cảnh rạn biển ở Việt Nam có khá nhiều lưới và dây cước bị mắc phải. Mình nhìn ngứa mắt là mình có đồ nghề cắt thôi. Thực ra thì cô giáo có con dao lặn dắt áo nữa nhưng mà bị lạc mất sau một trip lặn rồi nên đành phải dắt kéo thay vì dắt dao. Ngoài ra, con dao chiếc kéo này còn là công cụ cô giáo hay dùng để gõ lên bình khi cần gây chú ý dưới nước.

  3. Khoáng tươi Viba: trợ thủ đắc lực giúp cho da mặt cô giáo hông có bị khô do nước muối biển và thư giãn sau khi bị phơi nắng!!!

  4. Phao nổi báo hiệu ở mặt nước (SMB – Surface Marked Buoy): chiếc phao được cuộn lại dắt ngang hông và có một cuộn dây đi kèm. Ở cuối ca lặn, phao được thổi và thả nổi lên mặt nước trước, báo hiệu sắp có người trồi lên, tàu muốn ko bị đâm lủng thì vui lòng tránh xa… Phao nổi này chủ yếu đưọc thả báo hiệu cho nhóm lặn chúng ta cần làm safety stop (nghỉ an toàn) ở 5m cuối trước khi nổi lên.

  5. Găng tay lặn (Diving Gloves): giúp cho da bàn tay bớt đen hơn cánh tay…

  6. Gopro 9: chiếc gopro là để iu thương, ghi nhớ kỉ niệm, không phải để làm mất nha.

  7. Ống thở (Snorkel): chiếc ống thở Nautilus là lựa chọn iu thích nhứt của cô giáo vì sự gọn nhẹ bền đẹp của ẻm. Cho dù lặn mình khí, mình vẫn cần ống thở bề mặt để mình … thở trên bề mặt!

  8. Kính lặn (mask): Đây là loại kính yêu thích thứ 2 của cô giáo – Mask Reveal X2 của Aqualung. Chiếc yêu thích số 1 là Omer Bandit hiện đã không còn sản xuất nữa. Chiếc Mask vừa mặt cô giáo xài hơn 2 năm rồi vẫn bền bị giúp lặn xinh hơn nữa 😀

  9. Đồng hồ đa-zi-năng Garmin Descent Mk2i: Chiếc máy tính lặn mới toe trên thị trường cho ng chơi 2 hệ “hệ dưới nước và hệ trên bờ”

  10. Cá Nemo: dấu hiện nhận diện để học viên hông bỏ rơi cô giáo

  11. Nón lặn (hood): Nón dành riêng cho thợ lặn chứ hông phải thợ bơi, vừa giữ ấm đầu vừa hông bị bay tóc

  12. Giày lặn: vừa ấm vừa vặn bảo vệ chân khi đi lặn từ bờ và không bị cọ gót chân vào chân vịt

  13. Áo lặn giữ nhiệt (Wetsuit): Giữ ấm và còn bảo vệ cơ thể khỏi cháy nắng, cháy sứa 😀

  14. Bảng ghi dưới nước: Thường đi lặn sẽ có khá đầy đủ ký hiệu để trao đổi, tuy nhiên, thỉnh thoảng đi lặn lại có bạn muốn “tâm sự” nhiều hơn dưới nước 😀

  15. Bộ cùm thở (Regulator): Thiết bị điều áp để đưa khí nén từ trong bình, giúp bạn lặn thở được dưới nước, đây là một thiết bị quan trọng cho sự nghiệp lặn lội của bất cứ bạn lặn bình khí nào. Bộ cô giáo xài là Aqualung Titan, miệng thở Mikron, rất gọn nhẹ xinh xắn.

  16. Áo phao lặn BCD: chuyên môn gọi là “thiết bị cân bằng độ nổi”, đây là một món đồ ưng ý nhứt của cô giáo vì chiếc áo này của cô giáo siêu nhẹ và tiện lợi khi đi du lịch, nó có thể tháo ráp gấp gọn được mà hiệu quả cân bằng trong lặn thì tiêu chuẩn “pro” – chiếc áo Aqualung Outlaw

  17. Túi lưới đựng đồ lặn: chiếc túi cân cả đống đồ gear lặn trên.

  18. Cặp chân vịt Aqualung Hotshot: cặp fins dành cho dân lặn ưa “xê dịch” vì nó là loại fin cứng – gót mở nhưng lại nhẹ so với dòng các pro-fins, hỗ trợ rất hiệu quả cho những ca lặn gặp nước chảy cần đạp nhiều nhưng ko khiến bị mỏi chân. Cặp fins cô giáo dùng từ năm 2014, thay strap 1 lần .. cho đẹp thôi chứ chưa hư hỏng gì hihi


Viet Divers - ăn.lặn.yêu