Đào tạo lặn biển

  • Home
  • /
  • Đào tạo lặn biển

Các khoá học lặn biển

Scuba diving là môn thể thao lặn biển có bình khí, với sự hỗ trợ của bình dưỡng khí và thiết bị thở, bạn sẽ được tận hưởng được thời gian lặn lâu dưới nước..

Freediving là lặn tự do hay còn gọi là lặn nín thở. Lặn tự do hoàn toàn phụ thuốc vào khả năng nín thở của bản thân với sự hỗ trợ của thiết bị lặn căn bản.

Để trở thành người cá thực sự là mơ ước không chỉ cho các bạn nhỏ mà còn là hình ảnh yêu thích của mọi lứa tuổi.


Kiến thức lặn

Sơ cấp cứu - First Aid

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ không thể lường trước được chuyện gì có thể xảy ra với mình và những người xung quanh. Ví dụ, bạn đi trên đường có thể gặp 1 tình huống tai nạn giao thông, hay đồng nghiệp trong chỗ làm việc của bạn bị ngất xỉu..

Từ điển lặn

Ở Việt Nam, bộ môn lặn và thế giới nước vẫn chưa được phổ biến rộng rãi nên có rất ít tài liệu. Với mong muốn tạo ra một Từ điển lặn cơ bản đến nâng cao về lặn biển và các loài sinh vật biển sẽ phần nào giúp bạn hiểu được các từ ngữ chuyên môn và khám phá sự diệu kỳ của các loại sinh vật biển trong đại dương.


Câu hỏi thường gặp

Tôi chưa biết bơi, có đi lặn được không?

Bạn có 2 lựa chọn:

  1. Lặn thử lặn bình khí (*): bạn được hướng dẫn lặn thử với bình khí trong tối thiểu 1 ca lặn, chương trình kéo dài từ 2 tiếng (hồ bơi) hoặc 1 đến 2 ca lặn nếu tham gia ở biển.
  2. Bạn muốn học lấy bằng để có thể đi lặn bất cứ đâu trên thế giới: Bạn cần tham gia 1 quá trình tập sử dụng bộ thiết bị chân vịt mặt nạ ống thở, là bộ thiết bị căn bản hỗ trợ bơi lặn. Đế bắt đầu khoá học lấy chứng chỉ, bạn cần bơi được tối thiếu 200m với bộ chân vịt mặt nạ ống thở và thả nổi không có phụ kiện hỗ trợ trong 10 phút. Các yêu cầu này để đảm báo bạn có thể lặn một cách tự tin và an toàn trong môi trường nước.

 (*) Lặn thử lặn tự do không áp dụng cho người chưa biết bơi.

Mình đã từng bị đuối nước, giờ mình đã biết bơi nhưng vẫn còn cảm giác sợ khi xuống nước thì không biết có cách nào để khắc phục khi mình học lặn không?

Bạn có 2 lựa chọn:

  1. Lặn thử lặn bình khí (*): bạn được hướng dẫn lặn thử với bình khí trong tối thiểu 1 ca lặn, chương trình kéo dài từ 2 tiếng (hồ bơi) hoặc 1 đến 2 ca lặn nếu tham gia ở biển.
  2. Bạn muốn học lấy bằng để có thể đi lặn bất cứ đâu trên thế giới: Bạn cần tham gia 1 quá trình tập sử dụng bộ thiết bị chân vịt mặt nạ ống thở, là bộ thiết bị căn bản hỗ trợ bơi lặn. Đế bắt đầu khoá học lấy chứng chỉ, bạn cần bơi được tối thiếu 200m với bộ chân vịt mặt nạ ống thở và thả nổi không có phụ kiện hỗ trợ trong 10 phút. Các yêu cầu này để đảm báo bạn có thể lặn một cách tự tin và an toàn trong môi trường nước.

 (*) Lặn thử lặn tự do không áp dụng cho người chưa biết bơi.


Scuba và Freedive, tôi nên học cái nào trước, cái nào là căn bản?

Scuba và Freedive là hai hình thức lặn khác nhau

S.C.U.B.A (Self-Contained Underwater Breathing Apparatus) là lặn có bình khí

Với sự hỗ trợ của bình dưỡng khí và thiết bị thở, bạn tận hưởng được thời gian lặn lâu dưới nước (từu 30 phút đến 1 tiếng liên tục). Quá trình lặn được tuân theo các quy trình và quy tắc an toàn quốc tế để tránh các rủi ro về việc thở khí nén dưới môi trướng áp suất cao. Các cấp độ lặn đều bắt buộc lặn cùng bạn lặn. Lặn Scuba thích hợp cho việc bạn tận hưởng hoàn toàn khung cảnh thế giới dưới nước trong suốt ca lặn, có thời gian quan sát, chụp hình các loài sinh vật biển, trải nghiệm cảm giác lơ lửng không trọng lực trong một môi trường hoàn toàn khác biệt.


FREEDIVING là lặn tự do hay còn gọi lặn nín thở

Lặn tự do hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của bản thân cùng với sự hỗ trợ tối thiểu của thiết bị căn bản (Chân vịt, mặt nạ, ống thở, áo lặn giữ nhiệt...) Thời gian lặn là thời gian bạn nín thở được và di chuyển được một cách an toàn, thoải mái nhất trong nước. Lặn tự do giúp bạn có thể đi lặn bất cứ môi trường nước mở nào cùng với bạn lặn của mình mà không quá phụ thuộc vào thiết bị. Lặn tự do yêu cầu bạn có sự đầu tư khắt khe về kỹ thuật và rèn luyện cá nhân để có thể lặn với thành tích tốt và an toàn cho bản thân.

=> không có hình thức nào là căn bản cho hình thức lặn còn lại. Mỗi hình thức lặn đều có các cấp độ từ căn bản đến nâng cao. Bạn sẽ chọn học lặn nào trước là hoàn toàn do sở thích và yêu cầu trải nghiệm cá nhân.

*Nếu bạn thích cả hai, lời khuyên theo kinh nghiệm của bọn mình là bạn hãy học lặn bình khí (scuba diving) trước, quá trình học này nếu bạn là người e ngại về việc "vận hành" với thiết bị, bạn có thể cảm thấy lúng túng lúc ban đầu, tuy nhiên, lặn bình khí giúp bạn làm quen nhanh chóng với cảm giác "chìm hoàn toàn" trong môi trường nước, vốn là một môi trường hoàn toàn xa lạ, mà bạn vẫn thở được, để cảm giác được sự an toàn và làm chủ của bản thân hơn. Quá trình lặn bình khí giúp bạn quen với việc cân bằng áp suất tai, điều hoà nhịp thở và sự bình tĩnh của cơ thể trong môi trường nước rồi, sẽ giúp bạn thích nghi nhanh hơn khi học lặn tự do.

Ai có thể đăng ký học lấy chứng chỉ lặn?

Lặn biển là môn thể thao giải trí dành cho mọi đối tượng từ 8 đến 80 tuổi. Người tham gia khoá đào tạo lặn biển yêu cầu có sự đảm bảo về sức khoẻ và sự tư tin trong môi trường nước. Với chứng chỉ lặn biển quốc tế, bạn lặn (diver) có thể tham gia lặn biển tại bất cứ địa điểm lặn nào trên thế giới. Khi đã biết bơi, có thể tham gia học lấy bằng ngay.
+ Yêu cầu bơi: 200m tự do, đứng nước 10 phút
+ Chỉ biết Snorkel: Snorkel 350m, đứng nước 10 phút.

+ Chưa biết bơi, hoan nghênh bạn tham gia các buổi lặn thử ở hồ bơi hoặc ở biển. Các học viên khi tham gia chương trình lặn sẽ được hướng dẫn với bảng các câu hỏi y tế, nếu có vấn đề gì về sức khoẻ nghi ngờ không phù hợp, yêu cầu HLV tư vấn trực tiếp. 

+ Chưa biết bơi và khuyến khích học bơi nhanh để học lặn? CLB có thể hỗ trợ tập bơi cho các hv với chương trình huấn luyện sử dụng thiết bị bơi lặn bề mặt là bộ ống thở - Snorkel (SNK) mặt nạ, chân vịt. Đảm bảo học viên khi qua các buổi tập này sẽ tự tin hơn và có căn bản để học bơi theo các kiểu bơi. Nếu học viên bơi với SNK tốt và tự tin dưới nước, hoàn toàn có thể tham gia khoá học lấy bằng theo tiêu chuẩn yêu cầu bơi với SNK như nêu ở trên.


Mình đã từng đi lặn thử nhưng khi lặn rất là đau tai, thì cho mình hỏi có cách nào khắc phục khi học lặn không ạ?

Bất kỳ ở buổi lặn thử hay trong khoá học, bạn đều cần được hướng dẫn cách cân bằng áp suất trong tai đúng cách. Nếu bạn bị đau tai, thường do các nguyên nhân sau:

+ Không thực hiện cân bằng áp suất tai hoặc cân bằng sai cách.
+ Không thục hiện cân bằng áp suất tai SỚM và LIÊN TỤC.
+ Bạn đang bị cảm, nghẹt mũi.

Nếu bạn không được hướng dẫn đúng, việc không cân bằng áp suất tai dẫn đến đau tai hoặc thâm chí sẽ là tổn thương tai, nên bạn sẽ cần tham gia lặn thử và/ hoặc hợc lặn với trung tâm lặn có uy tín, huấn luyện viên lặn có kinh nghiệm để đảm bảo bạn lặn vừa vui vừa an toàn. Chắc chắn mọi người khoẻ mạnh đều có thể lặn được đến các giới hạn độ sâu của lặn giải trí mà không vấn đề gì về áp suất tai khi biết cân bằng đúng cách và đúng lúc. Mọi thứ sẽ được giải thích và thực hành trong khoá đào tạo của bạn.


Mình đang bị xoang có học lặn được không ạ?

Phụ thuộc trường hợp các triệu chứng xoang nặng hay nhẹ. Với xoang nhẹ (như do thay đổi thời tiết, ô nhiễm) thì có thể bạn rửa sạch xoang có thể lặn được. Trường hợp bị xoang nặng,  đã từng mổ xoang, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ, CLB sẽ đào tạo bạn với sự chứng thực của bác sỹ.


Mình rất sợ tối và không gian tối, không biết khi xuống sâu 18m để lấy bằng có tối quá không ?

Khi càng xuống sâu ánh sáng mặt trời sẽ không thể chiếu đến vì do ảnh hướng rất nhiều thứ như phù du, sóng lớn, mây mù và khúc xạ ánh sáng…. Thông thường ở độ sâu đến 18m trong những ngày điều kiện lặn tốt (mùa lặn, nắng, biển êm) thì trong không gian ở 18m không quá tối. Yêu cầu an toàn đầu tiên của lặn biển là: Không bao giờ lặn 1 mình, hãy yên tâm khám phá thế giới mới nhé.

 

Mình đã từng đi lặn nhưng cảm thấy khi sử dụng chân vịt rất nặng và cảm thấy không có thể đi chuyển rất chậm rất bất tiện?

Để sử dụng chân vịt hiệu quả, bạn cần đảm bảo là bạn sử dụng chân vịt đúng cách (đúng kỹ thuật) và đúng loại chân vịt phù hợp với thể trạng và sức khoẻ của bạn. Chân vịt là thiết bị hỗ trợ bạn lặn nổi hơn và di chuyển dễ dàng hơn trong môi trường nước, giúp bạn tự tin, an toàn và tận hưởng ca lặn của mình. Hãy cùng VietDivers bắt đầu bộ môn lặn của bạn với những bước căn bản đúng đắn nhất để đảm bảo “sự nghiệp lặn lội” của bạn luôn là những ca lặn thành công.

Mình rất dễ bị lạnh khi xuống nước.

Bọn mình cũng vậy! Vì cơ thể con người sẽ nhanh mất thân nhiệt từ 25-30 lần khi xuống nước nên bạn sẽ cần lưu ý nhiều cách để chống mất thân nhiện khi đi lặn như sau:

- Uống nhiều nước (hạn chế nước đá trước khi lặn)

- Sử dụng áo lặn giữ nhiệt phù hợp (3mm hay 5mm) VỪA VẶN với cơ thể. Quá chật khiên bạn khó thở, quá rộng khiến bạn mất nhiệt nhanh. Ngoài ra, bạn cần biết các bộ phận nhanh mất nhiệt nhất trên cơ thể bao gồm: ngực/ lưng, đầu, bàn tay, bàn chân… các phần áo giữ ấm ngực, nón lặn (không phải nón bơi), găng tay lặn, giày lặn, vớ lặn… sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể lâu hơn.  

- Sau mỗi ca lặn, nên cởi áo lặn ướt ra, giữ cơ thể khô ráo để tránh bị ngấm nước lạnh. Nếu trên tàu có gió, hãy khoảc áo gió hoặc khăn tắm lớn. Uống trà ấm để giữ nhiệt bên trong cơ thể.